[STEAMCUP 2024 – 2025] HƯỚNG DẪN NỘI DUNG THI BẢNG K2 – VÒNG TRƯỜNG
Nội dung thi bảng K2 của Vòng Trường cuộc thi STEAMCUP tái hiện khung cảnh cứu trợ, cứu hộ sau bão lũ. Các đội thi sẽ cùng nhau phối hợp điều khiển xe cứu trợ, xe cứu hộ hoàn thành các nhiệm vụ bao gồm vượt các chướng ngại vật, lấy hàng cứu trợ và […]


Nội dung thi bảng K2 của Vòng Trường cuộc thi STEAMCUP tái hiện khung cảnh cứu trợ, cứu hộ sau bão lũ. Các đội thi sẽ cùng nhau phối hợp điều khiển xe cứu trợ, xe cứu hộ hoàn thành các nhiệm vụ bao gồm vượt các chướng ngại vật, lấy hàng cứu trợ và di chuyển về các khu vực tập kết, mô phỏng quá trình cứu trợ và hỗ trợ người dân sau bão lũ.
Nội dung bài viết
THỂ LỆ THI ĐẤU
ĐỐI TƯỢNG DỰ THI
Học sinh Khối lớp 3,4,5 tại Trường Tiểu học Đa Trí Tuệ MIS, Trường Tiểu học Thực hành Nguyễn Tất Thành, Trường Tiểu học Trung Yên, Trường Tiểu học Trung Hòa. Trường Tiểu học Lômônôxốp Mỹ Đình, Trường Tiểu học Alfred Nobel, Trường Tiểu học Nguyễn Khả Trạc.
ĐIỀU KIỆN THAM GIA
- Mỗi đội dự thi sẽ bao gồm tối đa 3 thí sinh.
- Các thí sinh là học sinh đang theo học câu lạc bộ ngoại khóa robotics của ROBOHUB.
- Các thí sinh sẽ được xếp đội theo từng lớp qua đánh giá của Giáo viên.
NỘI DUNG THI LẮP RÁP
ĐIỀU LỆ
- Mội đỗi sẽ được cung cấp 1 bộ thiết bị và 1 hướng dẫn lắp ráp cơ bản.
- Thí sinh áp dụng các kiến thức thức đã học tại trường để lắp ráp và cải tiến mô hình robot dựa trên hướng dẫn lắp ráp.
- Thời gian cho nội dung lắp ráp là: 15 phút.
- Mỗi đội sẽ tự lắp ráp hoàn thành robot của mình.
- Mỗi đội sẽ hoàn thành phần thi lắp ráp với 1 robot để tham dự phần thi thực hành.
YÊU CẦU VÀ QUY ĐỊNH CHUNG VỀ ROBOT
- Quy chuẩn:
- Với robot xe cứu trợ (xe chở hàng): Tổng kích thước của robot xe không vượt quá: 14cm (rộng) x 12cm (cao). Không giới hạn chiều dài robot.
- Với mô hình YOLO: Lắp ráp theo hướng dẫn.
- Yêu cầu:
- Về kĩ thuật: Robot lắp ráp cần có 4 bánh xe và thùng chở hàng, YOLO ngồi ở đầu xe (đóng vai trò làm tài xế).
- Về chức năng: Robot chở được hàng hóa và leo được dốc.
- Sáng tạo: Thí sinh chỉ áp dụng kĩ thuật lắp ráp cơ bản để hoàn thành robot sau đó sử dụng các kiến thức và sự sáng tạo để cải tiến robot, tối ưu cho phần thi thực hành. Không có giới hạn cho sự sáng tạo.

Hình ảnh minh họa
NỘI DUNG THI THỰC HÀNH
ĐIỀU LỆ
- Mỗi đội sẽ sử dụng robot đã được lắp ráp để tham dự phần thi thực hành.
- Để tham dự phần thi thực hành, robot của mỗi đội phải đạt đủ yêu cầu và quy chuẩn bắt buộc của phần thi lắp ráp. Trọng tài sẽ kiểm tra trước khi bắt đầu phần thi.
- Mỗi đội sẽ có 30 giây kiểm tra robot và 3 phút để hoàn thành phần thi.
- Thành tích cuối cùng sẽ là thành tích chung của đội.
- Các đội thi cần có mặt sẵn sàng trong khu vực thi đấu. Khi trọng tài gọi tên đội
thi đấu, nếu không có mặt trong khu vực thi sẽ bị loại.
LUẬT CHƠI
- Sau khi trọng tài gọi tên, đội thi sẽ mang robot của mình ra khu vực Xuất phát.
- Thí sinh của mỗi đội tham gia phần thi thực hành sẽ có những nhiệm vụ như sau: 1 người điều khiển Xe cứu hộ (được trọng tài cung cấp sẵn tại khu vực thi đấu), 1 người điều khiển Xe cứu trợ (sản phẩm từ phần thi lắp ráp) và 1 người nhặt bóng ở Khu vực cứu trợ. Tay cầm điều khiển sẽ được cung cấp tại khu vực thi.
NHIỆM VỤ
- Nhiệm vụ 1: Xe cứu trợ di chuyển từ vị trí Xuất phát, đi xuống dốc (lưu ý trên đường dốc có các cây xanh bị đổ chắn ngang đường), xe cứu hộ sẽ di chuyển song song dưới mặt đất cùng xe cứu trợ và dọn các cây xanh bị đổ (che cảm biến hồng ngoại) để xe cứu trợ di chuyển được.
- Nhiệm vụ 2: Sau khi xuống dốc, xe cứu trợ sẽ lấy hàng cứu trợ (bóng) tại khu vực để hàng cứu trợ (trụ bóng số 1) và mang đến khu vực cứu trợ. Xe cứu hộ vẫn tiếp tục di chuyển cùng đến các trụ bóng để che cảm biến.
- Nhiệm vụ 3: Tiếp theo, xe cứu trợ tiến hành lấy hàng cứu trợ lần 2 (trụ bóng số 2) và mamg theo hàng cứu trợ đó đi qua cổng BOT rồi leo lên dốc di chuyển về vị trí quy định.
- Nhiệm vụ 4: Xe cứu trợ được xe cứu hộ đưa về vị trí Xuất phát. Cuối cùng, xe cứu hộ di chuyển về vị trí quy định.