• Ngõ 89 Nguyễn Phong Sắc, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy, Hà Nội
  • 07.6264.8286
  • contact@robohub.vn

STEM + A ≠ STEAM

Ngày đăng: 11/10/2022

Hiện nay, việc học lên cao hơn đang ngày càng trở nên cần thiết. Mọi lĩnh vực trong xã hội đều phụ thuộc vào các kiến ​​thức mới tiên tiến và sự phát triển đầy đủ về kĩ năng của con người. Chính vì vậy, đã có rất nhiều công dân tự trang bị cho mình khả năng mở rộng và tiếp thu kiến thức toàn cầu, mục đích là để giải quyết những thách thức và vấn đề cấp bách của thế giới về kinh tế, đạo đức, chính trị, liên văn hóa và môi trường. Gần đây, chúng ta ngày càng coi trọng việc mở rộng nghiên cứu trong những lĩnh vực như khoa học, kĩ thuật, công nghệ và toán học (STEM). Ta không thể phủ nhận được tầm quan trọng của việc đạt được những đột phá trong lĩnh vực này; vậy nhưng, sự phát triển tài năng con người trong những lĩnh vực nghệ thuật và nhân văn cũng cần phải được coi trọng không kém. Tuy nhiên, ta không thể giải quyết vấn đề theo cách đơn lẻ, mà cần hướng tới cách tiếp cận có sự phối hợp, bao quát hơn.

Mặc dù đã có nhiều tổ chức giáo dục đang tìm cách tạo cơ hội cho các nghiên cứu liên ngành bao gồm nghệ thuật và thiết kế, nhưng các thống kê vẫn cho thấy sự không cân bằng trong các hợp tác giữa các lĩnh vực STEM và nghệ thuật. Sự bất bình đẳng này làm giảm vị thế của nghệ thuật và các nghệ sĩ. Do đó, khi cố gắng phối hợp khoa học, công nghệ, kỹ thuật, nghệ thuật và toán học (STEAM), ta phải nhận ra sự khác biệt mang tính hệ thống về quá trình nghiên cứu và chuẩn mực trong khoa học cứng và nghệ thuật.

Một ví dụ của sự không cân bằng này là các nghệ sĩ thường không được coi là đối tác bình đẳng trong nhiều cuộc điều tra hợp tác. Hậu quả là các nghệ sĩ cảm thấy rằng họ chỉ xứng đáng được ghi nhận vì hình ảnh trực quan của dữ liệu, thay vì là một phần quan trọng của nỗ lực nghiên cứu. Nguyên cớ của vấn đề này nằm ở việc chúng ta thường có xu hướng mời các nghệ sĩ tham gia vào nghiên cứu khá muộn, khiến họ nghĩ rằng sự tham gia của mình chỉ là sự thêm thắt, kém quan trọng. Hơn nữa, các nghệ sĩ thường giữ quan niệm rằng họ làm nghệ thuật vì chính nghệ thuật. Quan điểm này ảnh hưởng ít nhiều đến việc họ có sẵn sàng đặt tài năng và công sức của mình để tạo ra tác phẩm phục vụ một mục đích dường như thay thế giá trị thẩm mỹ của chính nó hay không. Để khám phá những kiến ​​thức mới trong bối cảnh liên ngành, ta không thể bỏ qua những yếu tố này.

Quá trình nghiên cứu sáng tạo cho các nghệ sĩ bao gồm khuyến khích khám phá các ý tưởng mới, song song với việc phát triển các kỹ năng kỹ thuật để tăng cường ảnh hưởng của nghệ thuật. Trong nghiên cứu khoa học, các loại hình nghệ thuật đương đại (cả mỹ thuật và nghệ thuật biểu diễn) đều đòi hỏi ta phải tìm kiếm, theo đuổi một hình thái mới của nghệ thuật. Thông thường quá trình này chỉ bắt đầu nếu tất cả những yếu tố chính đều có mặt khi bắt đầu công việc. Nghiên cứu liên ngành giữa nghệ thuật và khoa học tạo ra các thành công trong cả hai lĩnh vực thông qua các tương tác được thực hiện như là một phần của dự án. Ví dụ như trong thời kì Phục hưng, cộng đồng toàn cầu thế kỷ 21 đã cố gắng tạo nhiều cơ hội cho các nghệ sĩ trao đổi với các nhà khoa học, và ngược lại. Sự tích hợp nghệ thuật với doanh nghiệp nghiên cứu STEM để tạo ra STEAM (thay vì STEM + A) có tiềm năng ảnh hưởng đến cả hai lĩnh vực nghệ thuật và khoa học xuyên suốt quá trình. Một khi ta đã cố gắng phát triển STEAM ngay từ những bước đầu, ta sẽ nhận ra rằng thực chất những quy trình nghệ thuật và quy trình khoa học có nhiều điểm chung hơn chúng ta từng nghĩ.


Dịch: ROBOHUB VIETNAM

Dr. Raymond Tymas-Jones

Nguồn: American for The Arts